KPI Optinform
1. Giới thiệu về KPI Optin form.
KPI Optin form là bản báo cáo thống kê số lượt đăng ký vào optin form mà anh chị đã tạo trong khoảng thời gian lọc. KPI optin form giúp anh chị đánh giá hiệu quả của các optin form mà anh chị đã tạo, có bao nhiêu khách hàng truy cập, đăng ký và mua hàng, danh sách chi tiết các nguồn và trang đặt form đăng ký.
Lưu ý:
+ Nếu được phân quyền truy cập vào KPI Optin form thì sẽ xem KPI Optin form của bản thân anh chị.
+ Theo logic hệ thống thì trưởng phòng mặc định sẽ xem được KPI Optin form của nhân viên cấp dưới.
+ Nếu được phân quyền xem tất cả thì sẽ xem được KPI Optin form của toàn bộ nhân viên trên hệ thống.
2. Cách truy cập vào KPI Optin form.
Anh/ chị trỏ chuột vào KPI F7 chọn KPI Optin form:
3. Tổng quan KPI Optin form
(1)Lựa chọn điều kiện lọc xem theo optin form mà anh chị muốn thống kê.
(2)Lựa chọn thời gian xem theo tuần, tháng, năm hoặc thời gian khác. Mặc định ở tài liệu này tôi xem theo tháng trước.
4. Tăng trưởng số lượng cơ hội
(1): Biểu đồ trực quan tăng trưởng số lượng KH đăng ký vào form trong tháng của Top 4 form có nhiều cơ hội đăng ký nhất.
Hệ thống sẽ thống kê số lượng tăng trưởng qua các tuần và đánh giá sự tăng trưởng số lượng khách hàng đăng ký đến hết tháng là bao nhiêu.
Ví dụ: Đến ngày 22.01 tổng có 01 KH đăng ký vào form chiến dịch mở rộng thị trường sản phẩm Giải độc gan quý 1 – 2022, 05 KH đăng ký vào form dự án vĩnh long và lất data tháng 12/2021, 15 KH đăng ký vào form lấy data khách hàng tháng 10.
Và tính từ cả tháng thì có 03 KH đăng ký vào form lấy data khách hàng tháng 10, 03 KH đăng ký vào form lấy data tháng 12/2021, 05 KH đăng ký vào form dự án vĩnh long 02 KH đăng ký form chiến dịch mở rộng thị trường Giải độc gan.
(2): Biểu đồ số khách hàng đăng ký trên tổng số khách hàng xem optin form.
Ví dụ:
Tổng số khách xem optin form 15/462: Có 15 khách hàng đăng ký trên tổng số 462 khách hàng xem optin form.
Tổng số khách hàng đăng ký 4/15: trong đó có 4 khách hàng mua hàng trong tổng số 15 khách hàng đăng ký.
Tổng giá trị mua hàng của 4 khách đấy là 2,805,678 VND.
Số lượng theo nguồn
Thống kê nguồn khách hàng của những khách hàng mua hàng. Nếu anh chị không phân loại theo nguồn thì sẽ thống kê khách hàng không có nguồn.
Số lượng theo form:
Thống kê số lượng cơ hội đăng ký vào các form và tỷ lệ đăng ký vào những form đấy. Anh chị cũng có thể chỉ chuột vào từng form để xem chi tiết số lượng cơ hội đã đăng ký và tỷ lệ phần trăm của chúng.
UTM Source và UTM Campaign
UTM là viết tắt của Urchin Tracking Module, đây là một đoạn code mà bạn thêm vào đường dẫn URL để bổ xung thông tin cho URL ấy. Có nghĩa là với mỗi URL có sẵn trên website, chúng ta sẽ phải nhập thêm thông tin (code UTM) để về sau có thể phân tích được nguồn truy cập.
UTM Source: Anh chị sẽ nhập địa chỉ trang web mà từ đó lượt truy cập chạy sang trang đặt form của mình.
Ví dụ: utm_source=facebook có nghĩa là đường dẫn link đặt ở facebook, người dùng trên facebook click vào đường dẫn đó và được điều hướng về website có chứa optin form của anh chị.
UTM Campaign: Là tên chiến dịch mà anh chị đang triển khai trong đó có sử dụng URL này. Việc này sẽ giúp anh chị phân biệt được hiệu quả của từng chiến dịch nếu như anh chị triển khai cùng lúc nhiều chiến dịch marketing.
Biểu đồ utm source và utm campain sẽ cho anh chị biết được nguồn có chứa link dẫn optin form và thuộc chiến dịch marketing nào của anh chị đang hiệu quả nhất, có nhiều khách hàng đăng ký nhất, chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm.
5. Danh sách khách hàng và trang đặt form đăng ký
Danh sách khách hàng đăng ký
Danh sách thống kê chi tiết những khách hàng, cơ hội đã đăng ký vào form mà anh chị đã tạo. Bao gồm:
(1)Tên form: tên của form mà khách hàng đã đăng ký.
(2)Cơ hội: tên khách hàng và tên người liên hệ chính của cơ hội đấy.
(3)Người tạo: là người tạo ra optin form đấy Người giới thiệu: khách hàng được ai giới thiệu (nhân viên hay khách hàng).
(4)Thông tin khách hàng: tên của khách hàng/ công ty – thông tin. Mối quan hệ: khách hàng này đang ở mối quan hệ nào.
(5)Chiến dịch: cơ hội này đang ở chiến dịch nào. Trạng thái cơ hội: trạng thái của cơ hội này
(6)Thời gian tạo: thời gian khách hàng đăng ký vào form
(7)Nguồn: khách hàng đến từ nguồn nào Chi tiết nguồn: link chi tiết của nguồn khách hàng
(8)UTM: Anh chị sẽ cần một chút kỹ năng lập trình coding và kiến thức marketing. Một đoạn code UTM có 5 thành tố chính cần khai báo. UTM Source: là địa chỉ trang web/ nguồn dẫn khách hàng sang trang đặt form của anh chị.
UTM Campaign: là tên chiến dịch mà anh chị đang triển khai.
UTM Medium: là phương tiện dẫn khách hàng đến trang anh chị đặt form. Ví dụ: có thể đặt qua bài post, trang của KOLs, mẫu quảng cáo trả tiền cpc (cost per click), organic, email, social, referral.
UTM Content: khai báo theo tên của loại content mà anh chị sử dụng. Từ đó giúp anh chị có thể biết được chủ đề nào thu hút được nhiều người click nhất.
UTM Term: Sử dụng chủ yếu trong Adwords hoặc các loại quảng cáo tìm kiếm từ khóa. Tại đây anh chị sẽ khai báo theo từ khóa để phân tích được từ khóa nào mang lại nhiều chuyển đổi thành công nhất.
Anh chị cũng có thể click vào cơ hội để xem chi tiết cơ hội đấy.
Người phụ trách cơ hội là ai, thông tin của khách hàng, nguồn đến từ đâu. Doanh thu dự kiến cũng như số tiền chiến thắng của cơ hội này.
Thống kê trang đặt form đăng ký
Danh sách những trang đặt form đăng ký bao gồm tên của form đấy, số lượt đăng ký và link trang đăng ký.
Từ đấy giúp anh chị đánh giá được link trang đăng ký nào có nhiều lượt đăng ký nhất, hiệu quả nhất. Và anh chị cũng có thể click vào link để kiểm tra hoạt động và thông tin trong trang đăng ký.
Bài viết liên quan
Thông tin tác giả
Trần Thị Quý